Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Việc Chia Sẻ Trên Mạng Xã Hội Làm Tăng Tần Suất Gửi Thư Điện Tử


Bạn nghĩ rằng phương tiện truyền thông xã hội đã giết chết email? Hầu như không. Số lượng người dùng email đã vượt xa số lượng người dùng trên bất kỳ loại hình mạng xã hội nào. Bằng chứng là có 3 tỷ người sử dụng email. Bây giờ ta hãy làm phép so sách với 1 tỷ người sử dụng Facebook, 200 triệu người sử dụng Twitter, và 200 triệu người sử dụng LinkedIn.

Trong thời đại truyền thông xã hội cùng nhau chia sẻ, Email đang phát triển mạnh, và không hề suy tàn.

Thay vì giết chết thư điện tử, phương tiện truyền thông xã hội đang mở rộng hạn mức sử dụng nó. Tỷ lệ nhấp chuột trung bình vào biểu tượng email là 2.4% mà không cần thông qua các chức năng chia sẻ của mạng xã hội. Trong khi đó tỷ lệ nhấp chuột trung bình vào biểu tượng chia sẻ được lồng trong các thư điện tử lại lên đến 6.2%

Nhằm giúp cho các nhà tiếp thị hiểu tầm quan trọng của thư điện tử đối với truyền thông xã hội, GetResponse, một nhà cung cấp giải pháp tiếp thị qua email, đã thiết kế một biểu đồ, trong đó trích dẫn sự tăng lên của việc dùng nhấp chuột vào các biểu tượng mạng xã hội trong thư điện tử.

Trong năm 2012, 29.4% nhà tiếp thị bằng email đã sử dụng các biểu tượng chia sẻ trong email của họ, tăng từ 18.3% trong năm 2011 (tăng 61%)

Vậy số lượng biểu tượng chia sẻ được dùng trung bình trong một email là bao nhiêu? Theo biểu đồ thông tin ta có:
  • 39.1% có 3 biểu tượng
  • 34.9%  có 4 biểu tượng hoặc hơn
  • 14.9% có 2 biểu tượng
  • 11.0% có một biểu tượng

Để tìm hiểu thêm về việc dùng những biểu tượng chia sẻ trong việc tiếp thị bằng email, bạn hãy xem qua biểu đồ sau:


By Veronica Maria Jarski

Mời các bạn ghé thăm Facebook: Cộng-đồng-Marketing-Việt-Nam

TẠI SAO FACEBOOK LẠI CÓ MÀU XANH DƯƠNG?

Lý do thường được nhắc đến để giải thích nguyên nhân vì sao Facebook lại có màu xanh là vì Mark Zuckerberg bị mù màu đỏ - xanh. Nhưng Leo Widrich lao vào cuộc khám phá khoa học về màu sắc: “Làm thế nào để thương hiệu của bạn có thể dễ dàng được nhận ra chỉ với một màu sắc? và làm thế nào màu sắc đem lại ý nghĩa của nó?”. Ông đã khám phá ra rằng màu xanh dương tạo ra cảm giác tin tưởng, an toàn và rất được cả nam lẫn nữ ưa chuộng (nó cũng giải thích vì sao những người bán hàng giỏi thường mặc áo màu xanh).

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm tại sao những thương hiệu cao cấp thường lấy màu đen làm chủ đạo với bảng phân tích dưới đây.


  •  Màu vàng: lạc quan và trẻ trung, thường được dùng để gây sự chú ý tại các cửa hàng mua sắm
  • Màu đỏ: năng động. Làm tăng nhịp tim một cách nhanh chóng. thường được nhìn thấy trong các chương trình bán hạ giá.
  • Màu xanh dương: tạo ra cảm giác tin tưởng và an toàn, thường được nhìn thấy ở các ngân hàng và các công ty làm lĩnh vực kinh doanh.
  • Màu xanh lá: liên quan đến sự giàu có/ thịnh vượng. Màu sắc dễ dàng được nhận thấy nhất. Được dùng trong các tiêm thư giãn.
  •  Màu cam: tính tích cực, tạo cảm giác kêu gọi hành động: đăng ký, mua hoặc bán
  •  Màu hồng: lãng mạn và nữ tính. Được dùng trong cách sản phẩm dành cho các cô gái trẻ và  phụ nữ.
  •   Màu đen: năng lượng và bóng bẩy. Được dùng cho các sản phẩm thuộc thi trường cao cấp.
  • Màu tím: xoa dịu và làm giảm bớt đi. Thường được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp và chống lão hóa.
Mời các bạn ghé thăm Facebook: Cộng-đồng-Marketing-Việt-Nam
Nguồn: http://www.marketingprofs.com/chirp/2013/10741/socialskim-social-media-this-week-including-a-content-marketing-childrens-story#ixzz2Sx7k7AiS

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

7 Hình Thức Marketing Online Bạn Có Thể Bắt Đầu Ngay Hôm Nay



Hầu hết các hình thức tiếp thị cho việc kinh doanh trực tuyến của bạn không hẳn là quá khó.  Mặc dù có rất nhiều điều cần phải học nếu bạn muốn đạt được kết quả tốt nhất từ những nỗ lực của bản thân, tôi sẽ không khuyên bất kỳ ai ngồi lại để học hết tất cả mọi thứ về marketing online trước khi bạn tham gia vào hình thức tiếp thị này.
Lý do thứ nhất là theo tôi được biết thì không một chủ doanh nghiệp nhỏ nào có thời gian để làm việc đó. Thứ hai, điều đó là không cần thiết. Thay vào đó bạn hãy thực hiện! bắt đầu từ bây giờ … bạn sẽ học được nhiều thứ trong quá trình thực hiện chúng.

Lưu ý: Nỗ lực tiếp thị trực tuyết của bạn sẽ phản ánh một cách tích cực hoặc tiêu cực về doanh nghiệp của bạn. Hiện nay, bất kỳ một chủ doanh nghiệp nào cũng có thể bắt đầu làm marketing online, nhưng hãy chọn lọc những nội dung và thông điệp có chất lượng và có tính xác thực nhất.

Vậy nên, hãy bắt đầu nào! Dưới đây là bảy hình thức marketing online bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay.
  1. Blog

Blog là một hình thức tiếp thị nội dung mạnh mẽ phù hợp cho mọi mô hình doanh nghiệp. Nó có thể giúp bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn kinh doanh, tăng lượng truy cập website, phát triển một lượng fan trung thành, tạo dư luận và sự thích thú với những gì bạn cung cấp.

Để có được điều đó bạn cần có một thời gian gắn bó lâu dài, nhưng hiệu quả đạt được thì thường là khá cao.

Nếu bạn đã xây dựng một trang web với phần mềm phổ biến WordPress, thì việc thiết lập blog sẽ rất đơn giản và thường là miễn phí. Nếu trang web của bạn không sử dụng phần mềm WordPress, bạn có thể tự tạo blog riêng cho doanh nghiệp của bạn và liên kết chúng bằng đường link. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên chọn hợp nhất chúng vì điều đó sẽ giúp thương hiệu của doanh nghiệp được thống nhất.

Một khi blog của bạn đã đi vào hoạt động, bạn có thể bắt đầu với những bài viết hữu ích nhằm thu hút khách hàng mục tiêu. Nên nhớ blog không phải là một kênh quảng cáo, nó nên là nơi tập trung các thông tin hữu ích và hấp dẫn. Bạn có thể sẽ cảm thấy mình giống như một người mang đến những ý kiến tốt nhất cho khách hàng, nhưng làm như vậy sẽ làm tăng uy tín và sức ảnh hưởng của bạn đến công đồng.

     2. Tham gia Twitter

Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản Twitter, bây giờ chính là lúc để bạn làm điều đó. Rất đơn giản để tạo một tài khoản cho lĩnh vực kinh doanh của bạn, chọn (some interesting people to follow) những người cùng sở thích, và bắt đầu gửi những thông điệp hữu ích, đem (tweets) những tiếng hót/ tiếng nói của bạn đến với thế giới.
Những điều cần nhớ khi bạn tham gia Twitter:
  •        Đừng “Quảng Cáo” trên Twitter. Bạn có thể nói về lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ mà bạn có, nhưng đừng đi quá những điều đó. Hầu hết những tweet của bạn nên xoay quanh việc chia sẻ những thông tin hữu ích hoặc có tính tương tác với những người cùng sở thích.
  •          Cập nhật thường xuyên. Đừng tạo tài khoản, viết một vài thông điệp rồi để đó. Bạn cố gắng cập nhật một vài lần trong ngày nếu bạn có thể. Nó sẽ không làm tốn nhiều thời gian của bạn; Đơn giản chỉ là chia sẻ những điều thích thú bạn đọc được, trả lời câu hỏi của mọi người, hoặc lặp lại một thông điệp hữu ích nào đó.
  •         Tương tác. Hãy sử dụng Twitter như (a communication) một công cụ giao tiếp, chứ không phải là (a broadcast tool) một công cụ truyền tin. Việc chia sẻ những bài báo và thông báo thì tốt, nhưng đừng tốn quá nhiều thời gian cho việc đó. Trả lời và đặt câu hỏi, bắt đầu thảo luận. Tương tác mới chính là chìa khóa.
  •          Tạo một kênh Twitter súc tích và hấp dẫn. Nhanh chóng cho mọi người biết cái bạn làm và những gì bạn cung cấp. Như vậy kênh Twitter sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

   

    3. Trả lời những câu hỏi trên LinkedIn



     Đó là một cách đơn giản bạn có thể làm vào mỗi buổi sáng, hai lần/tuần, hoặc bất cứ khi nào bạn muốn và nó sẽ giúp những hiểu biết và tên tuổi của bạn xuất hiện đầu tiên trong đầu của các đồng nghiệp và khách hàng tiềm năng của bạn. Bạn hãy tạo cho mình một LinkedIn. Sau đó tìm và gia nhập vào LinkedIn groups liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Bạn có thể tìm những câu hỏi mà những thành viên trong nhóm đặt ra và cung cấp những thông tin hữu ích; bạn cũng có thể đặt câu hỏi nếu bạn muốn thảo luận một vấn đề cụ thể nào đó. (Một cách khác để làm điều đó đối với những người nằm ngoài nhóm là sử dụng LinkedIn Polls để thăm dò ý kiến)

Hãy nhớ trả lời câu hỏi bằng những câu trả lời hữu ích, không chỉ bằng việc quảng cáo cho những dịch vụ của bạn. Cung cấp những lời khuyên hữu ích và những gợi ý, và thậm chí là cung cấp cách để liên lạc trực tiếp với bạn, nếu họ muốn.

Việc cung cấp những thông tin hữu ích sẽ giúp chứng minh cho sự hiểu biết của bạn. Điều đó sẽ xây dựng lòng tin, sự tín nhiệm đối với lĩnh vực mà bạn kinh doanh. Đồng thời, nó có thể giúp bạn kiếm được những khách hàng thực sự quan tâm và muốn hợp tác với bạn.

    4.  Làm một khách văn (a guest author)

Tương tự như việc chia sẻ bài viết trên Blog, bạn có thể viết những chủ đề hữu ích cho những trang blog khác, trang Blog mà những khách hàng tương lai của bạn sẽ đọc.
Hầu hết những trang Blog thường thích tìm những khách văn và ngược lại. Những bài viết của bạn sẽ nhận được những liên kết từ những trang web/ Blog và các kênh truyền thông xã hội khác.

Khách văn là một cách tuyệt vời để bạn đóng góp cho lĩnh vực mà bạn kinh doanh, có được những kiến thức cần bổ sung, và  tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO – search engine optimization) cho trang web của bạn (bằng những đường link liên kết)

Như với những người hoạt động trong lĩnh vực marketing mà tôi đã trao đổi trước đây. Điều quan trọng là giữ bài viết với những thông tin hữu ích của khách văn chứ không phải là những bài viết quảng cáo. Hầu hết các trang Blog sẽ không viết những bài quảng cáo lộ liễu và bạn cũng sẽ không thể có được những lợi ích lâu dài nếu trang Blog đó đã không làm như vậy.

Duy trì sự hiện diện cho kênh trực tuyến của bạn đồng nghĩa với việc bạn phải xây dựng kiến thức, sự hiểu biết của mình vào một khuôn khổ nhất định. Đồng thời phát triển một mối liên hệ với những khách hàng, người sẽ đánh giá cao lời khuyên và thương hiệu của bạn.

    5. Bình luận trên Blog

Trở thành người thường xuyên tham gia vào các cuộc trao đổi trên những trang Blog khác cùng lĩnh vực kinh doanh với bạn. Bạn sẽ tạo được những mối liên kết giá trị và giúp cho bạn nhận ra đâu là khách hàng mục tiêu mà bạn cần tiếp tục xây dựng mối quan hệ.

Khi bình luận trên các trang Blog, hãy luôn chắc rằng đã đem đến một điều gì đó hữu ích hoặc có ý nghĩa cho cuộc trao đổi. Đừng chỉ đọc những bình luận khác và viết ra một bình luận na ná như vậy. Hãy tìm những nội dung làm bạn thật sự quan tâm và sau đó đưa ra những ý kiến, suy nghĩ hoặc những lời khen ngợi.

     6. Mở một hộp mail tin tức điện tử

Email marketing vẫn là một công cụ mạnh mẽ để phát triển việc kinh doanh trực tuyến, thậm chí khi thế giới Twitter của chúng ta bị bão hòa.

Bạn có thể tạo một tài khoản trên bất kỳ một dịch vụ email marketing nào và bắt đầu gửi mail trong một tích tắc. Tôi khuyên bạn nên tham khảo các dịch vụ email marketing của MailChimp và AWeber; cả hai đều rất linh hoạt và có giá cả phải chăng.

    7. Trở thành một chuyên gia

Một cách tuyệt vời để thể hiện sự hiểu biết chuyên môn của bạn là trình diễn chúng trong các bài viết trên Blog, Podcast (những series video hay nhạc bạn có thể download từ iTunes. Bạn vào iTune Store chọn nhạc hay phim mình thích sau đó nó sẽ tự động download về máy bạn) hoặc Video. Chiến lược đó cũng có thể giúp bạn tiếp cận với những khách hàng hoàn toàn mới đến nỗi bạn không thể hình dung rằng mình có thể có được.

Bloggers, những ký giả, và những phương tiện truyền thông thường tìm kiếm những câu hỏi từ các chuyên gia. Bạn có thể cung cấp tên mình cùng những thông tin cá nhân đến một vài thư mục, tư vấn trực tiếp cho một người nào đó quan tâm, hoặc (đây là gợi ý riêng của tôi) đăng ký một tài khoản tại HARO và hằng ngày trả lời các truy vấn mà bạn yêu thích. Bạn không cần phải trích dẫn nguồn trong mỗi bài viết, nhưng bạn có thể ghi điểm tuyệt đối chỉ bằng cách dành ra vài phút mỗi ngày. 

***
Bảy ý tưởng marketing online được nêu ra ở đây sẽ đem đến cho bạn một sự khởi đầu tuyệt vời. Tôi không cố gắng đề nghị bạn thực hiện tất cả chúng cùng một lúc. Thay vào đó, hãy chọn một một vài cách tốt nhất, phù hợp với hình thức kinh doanh và thời gian biểu của bạn để bắt đầu thực hiện chúng.

by Sonja Jobson
Sonja Jobson là một nhà văn tự do trên các trang web. Cô tập trung vào việc giúp doanh nghiệp phát triển thông qua việc đánh giá và sáng tạo kênh truyền thông trực tuyến.