Đây là một câu hỏi mà tôi tin chắc
rằng không một người làm Marketing hay Quảng cáo nào lại không muốn
biết. Đã có khá nhiều lời giải đáp và giả thuyết cho câu hỏi này,
song chúng ta vẫn có rất ít bằng chứng xác thực.
Philip
Kotler, cha đẻ của marketing hiện đại, cũng đã đưa từng có một lập
luận khá thú vị mang tính cá nhân cho câu hỏi này. Theo ông: “Quảng
cáo đã được bắt đầu từ khi loài người đâu tiên xuất hiện. Qua một
câu chuyện kể trong Kinh Thánh được xem như là một ví dụ (nhưng đó lại
không hẳn là bắt nguồn từ con người), chúng ta thấy Eve thuyết phục
Adam ăn quả táo cấm. Nhưng Eve không phải là người làm quảng cáo đầu
tiên. Chính xác là con rắn đã thuyết phục cô đi quảng cáo cho Adam.”
Theo như lập luận trên của ông Philip
Kotler thì có thể quảng cáo có từ khoảng 6
ngàn đến 10 ngàn năm trước công nguyên. Sau khi, Eve được tạo ra từ xương
sườn của Adam.
Tiếp
theo đó thì vào tháng 3 năm 2006, chúng ta có một số báo cáo cùng
bằng chứng xác thực chứng minh rằng cha đẻ của hình thức quảng cáo
là một người Ai Cập cổ. Ông ta đã dán tờ thông báo bằng giấy cói đầu
tiên trên tường thành Thebes vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên. Nhưng không
phải ông quảng cáo để bán sản phẩm, mà nội dung là muốn thưởng cho người nào
tìm thấy một tên nô lệ đã bỏ trốn.
Sau
đó vài thế kỷ, ở Hy Lạp hình thức thông báo này trở nên rất phổ biến khi
các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng gỗ trưng bày ở quảng
trường thành phố. Chúng thường là thông báo quảng cáo cho những phòng
tắm hơi công cộng, với nội dung như sau: “Kính mời quí khách đến thăm
buồng tắm thứ mười hai mới mở của chúng tôi. Ở đó quý khách sẽ tha
hồ thưởng thức các loại rượu. Thử ngó xem, quí vị sẽ thích ngay
thôi. Hẹn gặp lại!”
Phương pháp in ấn đã làm một bước ngoặc lớn cho ngành quảng
cáo với bức áp phích đầu tiên do
Caxton, người Anh, in từ năm 1477. Họa sĩ người Pháp, J.Chéret (1835-1932) có thể xem là nhà thiết kế quảng cáo đầu
tiên (Designer) cho hình thức quảng cáo hiện đại. Đó là một tấm áp phích cho một buổi biểu diễn
năm 1867, gồm một câu ngắn và một hình ảnh màu mè gây ấn tượng mạnh.
Tuy nhiên, chính họa sĩ người Italy, L.Cappiello
(1875-1942) mới là người đầu tiên thực sự đề cập tới áp phích quảng cáo với tấm
biển quảng cáo kẹo chocolate "Klaus" của ông năm 1903.
Còn
ở Việt Nam, khi bạn được hỏi quảng cáo có từ bao giờ thì tôi đảm
bảo 100% các bạn sẽ nghĩ ngay đến anh Mai An Tiêm với tuyệt kỹ quảng
cáo bá đạo với mấy quả dưa. Thương hiệu dưa Mai An Tiêm đã được anh
khắc trực tiếp lên sản phẩm một cách thủ công (Copywriter kiêm Designer) và cho thả trôi ra biển
để đến tay người tiêu dùng trong đất liền. Sau đó, khách hàng VIP là
vua Hùng thứ 17 (khoảng
200 năm trước Công nguyên) do quá mê ăn dưa nên đành phải cho phép anh Tiêm cùng
vợ vào đất liền. Anh cũng không quên thu lượm hết những quả dưa chín và hạt
giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm, và truyền dạy cách gieo trồng, chăm
bón.
Nhờ đó mà ngày nay chúng ta mới có ngành xuất khẩu dưa
xuyên biên giới sang tới tận Trung Quốc.

Tuy
nhiên, chúng ta vẫn chưa có bất cứ bằng chứng xác thực nào cho hình
thức quảng cáo này của anh Tiêm, nên các bạn cứ bình tĩnh chờ đến
khi chúng ta khai quật được hóa thạch của trái dưa có khắc tên của anh
Tiêm nhé!
Lê Linh
Mời các bạn ghé thăm Facebook: MarVN
Nguồn:
http://www.kotlermarketing.com/phil_questions.shtml#answer5
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/quang-cao-co-tu-bao-gio-2064492.html